SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TOEIC vs IELTS vs TOEFL
Đã cập nhật: 20 thg 9, 2022

Hôm nay, TPS sẽ mang đến các bạn đọc một bài viết về đề tài "bằng cấp" hay "chứng chỉ tiếng Anh". Vì chắc hẳn nhiều bạn đã phải đấu tranh tư tưởng để tìm ra cho mình một loại hình thức thi đánh giá khả năng tiếng Anh của mình. Trong khi đó, hiện nay các chứng chỉ như IELTS, TOEIC đang rất thịnh hành và được đại đa số yêu chuộng thì liệu còn có chỗ đứng nào cho TOEFL? Và thêm một số câu hỏi được đặt ra ở đây là: "Đâu mới thật sự là bằng cấp hữu ích cho người học?" hay "Giữa TOEIC vs IELTS vs TOEFL, đâu mới thật sự là chân ái?" Câu trả lời sẽ có ngay sau khi bạn đọc khám phá xong bài viết này!
__________________________________________________________________________
1. SƠ LƯỢC VỀ TOEIC & IELTS & TOEFL:
TOEIC: là kỳ thi tiếng Anh quốc tế (viết tắt của Test of English for International Communication- Bài kiểm tra tiếng Anh giao tiếp quốc tế) .Bài thi TOEIC kiểm tra trình độ tiếng Anh của người không sử dụng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, từ đó phản ánh mức độ thành thạo trong các hoạt động kinh doanh, thương mại, du lịch...Được chia thành các thang điểm như sau:
TOEIC 100 - 300 điểm: Trình độ cơ bản, khả năng giao tiếp tiếng Anh kém
TOEIC 300 - 450 điểm: Hiểu và giao tiếp tiếng Anh mức độ trung bình
TOEIC 450 - 650 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh khá
TOEIC 650 - 850 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt
TOEIC 850 - 990 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh rất tốt
IELTS: Tên viết tắt (International English Language Test System) là chứng chỉ Anh Ngữ quốc tế được công nhận trên toàn thế giới. Bài thi IELTS có số điểm tối đa là 9.0 và kiểm tra khả năng thành thạo Tiếng Anh qua 4 kỹ năng Listening – Reading – Writing – Speaking (Nghe – Nói – Đọc – Viết).
TOEFL: (Test of English as a Foreign Language) là bài kiểm tra Tiếng Anh của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) nhằm đánh giá trình độ Anh ngữ của những người sử dụng Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Hiện nay, có 2 dạng bài thi TOEFL phổ biến trên thế giới: TOEFL iBT ( từ cuối năm 2005 thì hình thức thi này đang dần thay thế hoàn toàn cho bài thi trên giấy (PBT) và trên máy tính (CBT)) và TOEFL pbt (tiền thân là TOEFL ITP). Trong đó, TOEFL pbt là bài thi học thuật đánh giá khả năng của học viên với trình độ từ trung cấp đến cao cấp. Không chỉ dừng lại ở đó, TOEFL còn hỗ trợ người thi ở hai hình thức: trực tiếp và online.
2. MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG:
TOEIC:
Đổi điểm, xét miễn học, miễn thi, xét điều kiện tốt nghiệp.
Du học chỉ với chứng chỉ TOEIC 750+: So với bằng TOEFL hay IELTS thì chứng chỉ TOEIC 750+ hoàn toàn là thứ mà bạn có thể đạt được dễ dàng hơn nếu có mong muốn sở hữu một "vé thông hành" tại trời Âu.
Cơ hội nghề nghiệp: Nhiều trường đại học có tiếng như Đại Học Bách Khoa; Đại Học Kinh Tế cũng yêu cầu chuẩn đầu ra là bằng TOEIC để sinh viên gia tăng cơ hội tìm việc làm
IELTS:
Miễn thi môn tiếng Anh THPTQG: Đối với các bạn cấp 3, việc sở hữu một tấm bằng IELTS từ 4.0 trở lên thì các bạn có thể miễn thi môn Anh khi tốt nghiệp THPT. Chính vì thế, nếu các bạn lựa chọn ôn thi và đạt điểm cao ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các bạn sẽ không còn phải lo lắng thi tốt nghiệp nữa.
Xét tuyển thẳng vào một số trường Đại học: Tin vui cho các bạn đang học cấp 3 là hiện nay chứng chỉ IELTS đang được ưu tiên tuyển thẳng kèm với một số tiêu chí tiên quyết như: không có môn nào trong tổ hợp xét tuyển bị điểm liệt và không phải là môn ngoại ngữ,...
Miễn một số học phần tiếng Anh tại Đại học: Khi bước vào Đại học bạn cũng cần phải học Tiếng Anh, nhưng với chứng chỉ IELTS bạn sẽ được miễn một số học phần Tiếng Anh không cần thiết trong thời gian theo học. Điều này, giúp bạn có lợi thế tập trung vào học các môn khác mà không phải lo lắng về Tiếng Anh nữa.
Là chuẩn đầu ra bắt buộc của một số trường Đại học: Nhiều sinh viên vẫn xem đây là "nỗi ác mộng" trước ngưỡng cửa tốt nghiệp vì những yêu cầu mang tính chất "bắt buộc" về IELTS của nhà trường.
Là Passport để định cư ở nước ngoài (Anh, Australia, New Zealand,..) Ví dụ, bạn muốn định cư ở Canada thì bạn cần phải đạt ít nhất IELTS 5.0 và không có kỹ năng nào dưới 5.0.

Điểm chuẩn đầu ra IELTS/TOEIC của một số trường ở khu vực TP.HCM
TOEFL:
Xin học bổng du học bậc đại học hoặc sau đại học tại các nước nói tiếng Anh nhất là khu vực Bắc Mỹ
Là chứng chỉ đánh giá năng lực học tiếng Anh uy tín, chất lượng: cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở ( từ 11 tuổi trở lên), sinh viên muốn tham gia các chương trình trao đổi, giao lưu văn hóa,…
Sử dụng chứng chỉ này để xin bộ hồ sơ visa ở Mỹ, Úc, New Zealand hoặc Anh.
4. HÌNH THỨC BÀI THI:
TOEIC: Cấu trúc bài thi TOEIC gồm 2 phần chính là Listening & Reading (Nghe hiểu & Đọc hiểu). Mỗi phần gồm 100 câu trắc nghiệm với thời lượng cho Listening là 45 phút và Reading là 75 phút.
Ở phần nghe, thí sinh sẽ được nghe 4 part Listening có sự xuất hiện của các giọng đọc từ Mỹ, Canada, Anh đến cả Úc và New Zealand.
Ở phần đọc hiểu, thí sinh cần hoàn thành 3 phần thi của nội dung này trong vòng 75 phút và lưu ý là không được quay trở lại đánh đáp án của phần nghe vừa rồi. Các hình thức xuất hiện ở phần này có thể là: Câu không hoàn chỉnh, hoàn thành đoạn văn, đọc hiểu một đoạn văn ngắn hay nhiều đoạn...
IELTS: Thí sinh sẽ lần lượt trải qua 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết. Nhưng do chứng chỉ IELTS được phân thành hai hình thức thi là Academic & General nên sẽ có vài điểm khác biệt ở 2 kỹ năng Đọc - Viết. Mời bạn đọc tìm đến bài viết:
https://www.thepolyglotstation.com/post/sự-khác-biệt-giữa-academic-general-ielts
TOEFL: Bài thi gồm 4 kỹ năng đọc, nghe, nói, viết và kéo dài trong 4 tiếng. Lưu ý, khi làm bài thi thí sinh có thể ghi chú.
TOEFL CBT: Làm bài trực tiếp trên máy tính với 4 kỹ năng nghe, cấu trúc ngữ pháp, đọc hiểu, viết luận, kéo dài tối đa 4 tiếng. Với hình thức làm bài này thí sinh không được ghi chú trong khi làm bài, và điểm tối đa của bài thi là 300.
TOEFL PBT: Thí sinh sử dụng bút chì để làm bài thi trên giấy và đánh giá các kỹ năng đọc, nghe, ngữ pháp, viết. Hiện nay, hình thức làm bài thi này gần như không còn được sử dụng, trừ những trường hợp khu vực tiến hành thi không có điều kiện để thi iBT hay CBT.
5. CHI PHÍ:
TOEIC: Lệ phí thi vào khoảng 880 000 VNĐ
IELTS: Lệ phí cho kỳ thi IELTS là 4.500.000 VNĐ
TOEFL: Lệ phí thi tại Việt Nam là 3.980.000 VNĐ.
Và cả 3 chứng chỉ TOEIC vs IELTS vs TOEFL đều có thời hạn sử dụng trong vòng 2 năm.
6. VÌ SAO TOEIC & IELTS ĐANG TRỞ NÊN HOT HƠN BAO GIỜ HẾT?
Lí giải cho hiện trạng "TOEIC & IELTS đang được đại đa số chúng ta theo học hơn là những chứng chỉ khác, điển hình như TOEFL" thì sau đây là một số lí do tiêu biểu cho vấn đề này:
Độ Khó:
Do chứng chỉ TOEFL sẽ đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của bạn tựa như một người bản địa nên có thể nói rằng TOEFL thật sự "khó ăn" hơn IELTS hay TOEIC. Để cho bạn dễ hình dung, thì mức độ hoàn thành các chứng chỉ có thể quy đổi như sau: TOEFL > IELTS > TOEIC
Bởi lẽ đó, nhiều người đã lựa chọn IELTS thay cho TOEFL để có thể đáp ứng những yêu cầu công việc đặt ra hay phục vụ cho mục đích đi du học, săn học bổng. Điều này phụ thuộc vào mục tiêu của bạn. Nếu bạn chỉ cần chứng chỉ để tốt nghiệp hay xin việc bạn chỉ cần TOEIC là đủ, nhưng nếu để đáp ứng được những yêu cầu cao hơn như du học, làm việc tại các công ty nước ngoài vậy bạn bắt buộc phải đạt được IELTS.
Chuẩn Đầu Ra/Vào Bắt Buộc Của Một Số Trường Đại Học:
Theo quy định của Bộ Giáo dục, khi học sinh có chứng chỉ IELTS từ 4.0 sẽ được miễn thi ngoại ngữ THPT, miễn học tiếng Anh năm nhất, năm hai Đại học và được xét tuyển riêng vào các trường Đại Học lớn, tăng cơ hội được vào ngôi trường mình yêu thích. Không những thế, hàng loạt các trường Top trên như: Đại học Bách Khoa, Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh Tế... đều sử dụng chứng chỉ này này để miễn giảm các học phần cũng như là yêu cầu đầu ra bắt buộc phải có đối với các sinh viên của trường.
Được Sử Dụng Ở Một Số Quốc Gia Bắt Buộc:
Chứng chỉ IELTS là tấm vé thông hành bắt buộc nếu bạn muốn du học tại một số quốc gia như Anh, Mỹ, Úc, New zealand, Canada,… Đây đều là những quốc gia sử dụng tiếng Anh hoàn toàn hoặc phổ biến nhất trên thế giới. Du học tại những đất nước này bạn sẽ được hòa nhập vào một môi trường quốc tế cực kỳ năng động, đáng để học hỏi.
__________________________________________________________________________
Và đương nhiên thì đó chỉ là những so sánh trên mặt lý thuyết. Thực chất, các bạn nên chủ động tìm hiểu kỹ càng về mục đích của bản thân để có thể lựa chọn cho mình chứng chỉ phù hợp. Chúng ta không nên chỉ lựa chọn việc thi một chứng chỉ vì chi phí, hay độ khó mà phải xem liệu nó có thật sự đáp ứng được nhu cầu học tập và công việc của bản thân hay không. Cuối bài viết, TPS xin chúc các bạn có một khoảng thời gian trau dồi thêm thông tin về các chứng chỉ tiếng Anh thật bổ ích và vui vẻ!