SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ACADEMIC & GENERAL IELTS
Đã cập nhật: 20 thg 9, 2022

IELTS là tên viết tắt tiếng Anh của cụm từ International English Language Testing System, là chứng chỉ quốc tế công nhận khả năng tiếng Anh của người dự thi được sáng lập bởi 3 tổ chức uy tín: Đại học Cambridge, Tổ chức giáo dục IDP (Úc), và British Council. Kết quả của kỳ thi IELTS được xem là chứng chỉ tin cậy khi đánh giá toàn diện cả 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết của thí sinh. Chứng chỉ IELTS có vai trò ngày càng quan trọng và là tấm vé thông hành bắt buộc nếu bạn muốn đặt chân tới các đất nước khác như Mỹ, Anh, Canada, Australia,…Không dừng lại ở đó, IELTS hiện nay đã trở thành chiếc “chìa khóa” cực kỳ đắt giá để mở “cánh cửa” Đại Học.
IELTS được phân chia thành 2 loại là Academic (Học thuật) và hệ General (Hệ đào tạo chung). Tuy nhiên, việc mà đa số những người học bắt đầu tìm hiểu về IELTS băn khoăn đó chính là không biết lựa chọn dạng bài thi phù hợp với mục tiêu của bản thân. Và phần lớn lý do cho nguyên nhân này là các bạn vẫn chưa biết đến sự khác nhau giữa hai loại hình Academic & General. Vậy thì bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể điểm khác biệt giữa hai thể loại bài thi này để bạn đọc có một cái nhìn tổng quát và đưa ra lựa chọn sáng suốt.
__________________________________________________________________________
1. VỀ KHÁI NIỆM
IELTS ACADEMIC (Học Thuật): Mục đích của nó là dành cho những người có ý định đi du học hay các mục đích học thuật khác. Nó nhằm đánh giá xem người tham gia đã sẵn sàng cho việc nghiên cứu và học tập bằng tiếng Anh ở bậc Đại học và sau Đại học hay chưa. Kết quả của bài thi sẽ được dùng để đánh giá ứng viên có đủ tiêu chuẩn để phù hợp cho việc học tập theo chương trình đào tạo tại các trường Đại học và sau Đại học quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh hay không.
IELTS GENERAL (Hệ Thống Đào Tạo Chung - Tổng Quát): Bài thi dành cho những ai có ý định định cư hay do tính chất bắt buộc của công việc. Hình thức này phù hợp với các thí sinh có dự định sang các nước sử dụng tiếng Anh phổ biến để hoàn thành bậc trung học, học nghề hoặc tham dự các khóa đào tạo không thuộc hệ Đại học.
2. VỀ CẤU TRÚC BÀI THI