LỘ TRÌNH TIẾNG ANH DÀNH CHO NGƯỜI MẤT GỐC
Đã cập nhật: 20 thg 9, 2022

Có thể nói, tiếng Anh là một thứ ngôn ngữ "quốc tế" mà ai trong tất cả chúng ta đều ra sức tìm tòi, cải thiện để nâng cao trình độ của mình qua từng ngày. Có thể đối với những bạn đam mê môn tiếng Anh ngay từ những ngày đầu, đa phần đều có cho mình một trình độ tiếng Anh căn bản ở mức nhất định hoặc tốt hơn là nền tảng cực kì vững chắc. Thế nhưng, vẫn tồn tại trong chúng ta một bộ phận chỉ mới tiếp xúc với tiếng Anh hoặc có thời gian học tập tiếng Anh rất ngắn. Họ là những người "dần bị mất gốc" hoặc "mất gốc hoàn toàn". Vậy làm thế nào để biến một người từ không có chút kiến thức nền tảng gì về tiếng Anh trở thành người không "sợ hãi" tiếng Anh? Câu trả lời sẽ được giải đáp thông qua "Lộ Trình Tiếng Anh Cho Người Mất Gốc" chỉ trong 24 buổi của TPS.
__________________________________________________________________________
1. Học Lại Từ ABC ( Buổi 1- 4 )
Để có thể nắm chắc nên học chính xác cái gì vào những buổi đầu tiên để lấy lại gốc tiếng Anh thì chúng ta cần biết sơ lược về các cấp độ tiếng Anh hay nói cụ thể hơn là các bậc để xếp loại người học đang sở hữu trình độ tiếng Anh nào.

Beginer:
Được xếp là cấp độ tiếng Anh cơ bản đầu tiên. Với cấp độ này thì chỉ có thể nói và hiểu được tiếng Anh một cách còn hạn chế. Bạn sẽ gần như không thể giao tiếp tiếng Anh ngoài một số tình huống giao tiếp căn bản. Đây là cấp độ đầu tiên trong lộ trình tiếng Anh cho người mới bắt đầu.
High Beginer:
Được xếp vào cấp độ tiếng Anh thứ 2. Ở cấp dộ này bạn có thể hiểu được các đoạn nội dung hội thoại tiếng anh cơ bản hằng ngày nếu đối phương giao tiếp tiếng Anh chậm và rõ.
Low - Intermediate:
Khi đạt được đến cấp dộ tiếng Anh này, bạn có thể giao tiếp khá tự tin trong những tình huống đơn giản và quen thuộc. Tuy nhiên vốn từ vựng và ngữ pháp sẽ vẫn còn bị hạn chế khá nhiều. Gần như không thể giao tiếp trong các tình huống mới lạ hay phức tạp.
Intermadiate:
Với cấp độ tiếng Anh này bạn có khả năng giao tiếp tiếng An được với người bản xứ trong các tình huống quen thuộc. Nhưng sẽ gặp khó khăn trong những tình huống giao tiếp mới
High - Intermadiate:
Ở cấp độ tiếng Anh tiếp theo bạn có thể giao tiếp và hiểu người bản xứ trong các tình huống xảy ra hằng ngày. Đôi khi giáo viên không hiểu hàm ý bạn muốn trình bày và mức độ mắc lỗi ngữ pháp, câu..ở mức trung bình.
Low - Advanced:
Khi đạt tới trình độ này thì bạn có thể giao tiếp với người bản xứ trong phần lớn nhiều tình huống giao tiếp. Hơn nữa độ chính xác về mặt ngữ pháp và sử dụng từ vựng ở mức độ này cũng sẽ tăng cao.
Advanced:
Là cấp độ tiếng Anh cao nhất trong bảng đánh giá, Lúc này bạn có thể dễ dàng và sử dụng ngôn ngữ một cách thuần thục và chính xác với người bản xứ. Ở trong bất kỳ tình huống và chủ đề nào.
Vây thì sau khi đã nắm rõ từng cấp độ trong tiếng Anh, bạn có thể dễ dàng nhìn ra được có một sự phân chia lượng kiến thức nhất định ở từng mức độ. Vì vậy, việc ôn tập lại những kiến thức nền tảng và sơ khai nhất là điều mà người mất gốc nên làm ở buổi đầu tiên. Lượng kiến thức đó thể rải đều ở các phần như chữ cái, số đếm, kí hiệu địa chỉ, đơn vị đo lường, màu sắc, cách miêu tả hình dáng và tốt hơn là những mẫu câu giao tiếp thường gặp trong các tình huống đời thường.
2. Ngữ Âm ( Buổi 5 - 8 )

Chúng ta đều phải đồng tình với một sự thật rằng phát âm chuẩn xác luôn là trở ngại không nhỏ đối với những ai không phải là người bản ngữ khi sử dụng tiếng Anh. Phát âm sai có thể dẫn đến những hiểu lầm tai hại hay ấn tượng tiêu cực đối với người khác khi giao tiếp. Vì thế, ở chuỗi ngày tiếp theo của lộ trình chúng ta cần chú tâm học thật nghiêm túc phần "ngữ âm" này.
Thế thì cụ thể bạn cần làm những gì ở phần "ngữ âm" quan trọng này ? Bạn cần nắm vững 44 âm trong hệ thống phiên âm quốc tế - IPA ( International Phonetic Alphabet ). Nắm vững hệ thống này thì bạn hãy bắt đầu cách luyện phát âm online. Lựa chọn chủ đề mà mình yêu thích để khiến việc luyện phát âm trở nên đầy hứng thú hơn. Hãy thử phát âm hàng ngày bằng cách nhìn vào gương để có thể quan sát được khuôn miệng của bản thân và từ đó có thể điều chỉnh lưỡi, răng, môi cho đúng khẩu hình và lực đẩy hơi chuẩn xác.
Nghe người bản ngữ phát âm thường xuyên không phải là một ý tưởng tồi. Thay vì chỉ học cặm cụi học tập một cách nhàm chán, luyện phát âm qua các chương trình bằng Tiếng Anh hay phim hoặc show hài độc thoại cũng là phương pháp học hiệu quả. Những chủ đề gần gũi mà bạn yêu thích sẽ giúp tạo động lực hơn trong việc học phát âm. Với mỗi từ mới, bạn nên tìm nó trong từ điển để tìm cách phát âm chính xác. Chỉ cần bạn kiên trì nghe, học hỏi cách thực hiện và tập phát âm nhiều lần thì khả năng phát âm, nghe và nói được cải thiện đáng kể.
3. Từ vựng, cụm từ, thành ngữ quen thuộc ( Buổi 9 - 12 )

Từ vựng:
Đối với phần từ vựng, bạn không nên bắt đầu với những từ có mức độ học thuật nằm ở mức độ B2-C2. Đối với những người học mất gốc, việc tập trung ghi nhớ những từ vựng ở mức độ thông dụng như A1, A2 mới là điều cấp thiết. Và nếu người học có khả năng ghi nhớ tốt thì hãy thử xem xét để đẩy nhanh tiến độ lên mức B1. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể ghi nhớ từ vựng một cách hiệu quả? Chúng ta có thể ghi chép từ vựng vào một quyển sổ nhỏ để tiện cho việc ghi nhớ và cách truyền thống này còn giúp cho bạn nhớ lâu hơn vì tự tay viết các từ vựng sẽ giúp chúng ta có ký ức lâu hơn với chúng. Một lựa chọn khác cho những tín đồ yêu công nghệ là QUIZLET. Trang web này có thể giúp người học ghi nhớ từ vựng một cách hiệu quả cũng như tạo sự thú vị, dễ ghi nhớ. Bạn có thể type những từ vựng mà mình cần học kèm theo nghĩa và sau đó bạn có thể click chuột vào khung hình để check đáp án. Bên cạnh đó, trang web này còn thiết kế những bài tập có liên quan đến từ vựng bằng nhiều hình thức vô cùng độc đáo và thú vị.
Cụm từ:
Nhiều người luôn cố ghép từng từ lại với nhau để tạo thành một câu hoàn chỉnh. Tuy nhiên điều này sẽ khiến cho câu nói mất đi tự nhiên và đôi khi còn sai cấu trúc. Cách học hiệu quả đó là học từ riêng lẻ và học cả những cụm từ cho tới những câu.
Thành ngữ:
Liệt kê danh sách thành ngữ để học thuộc sẽ không hiệu quả và không thể nhớ lâu. Thay vào đó, hãy đặt thành ngữ học trong ngữ cảnh cụ thể hoặc học theo chủ đề ví dụ mua sắm, vui chơi. Phương pháp này sẽ giúp người học hiểu rõ trong hoàn cảnh, trạng thái ra sao thì sử dụng thành ngữ nào, tránh được việc dùng sai bối cảnh.
Thành ngữ rất phức tạp và thường không có quy tắc chung cho việc cấu tạo. Vì vậy, người học chỉ nên học nhiều nhất năm thành ngữ một lần. Đừng quên luyện tập sử dụng các thành ngữ đã và đang học để ghi nhớ và dùng trôi chảy.
Thành ngữ thường được sử dụng để biểu đạt cảm giác hoặc cảm xúc. Chẳng hạn, người bản ngữ thường nói "someone has a heart of gold". Thành ngữ "heart of gold" có nghĩa là tử tế, tốt bụng. Chúng ta đều biết không có trái tim của ai làm bằng vàng nhưng vàng là kim loại quý, được trân trọng, nâng niu. Người có trái tim vàng có thể hiểu là những người tốt, tử tế, được yêu quý.
4. Cấu trúc cơ bản và thông dụng ( Buổi 13 - 16 )

Bên cạnh việc thông thạo từ vựng, cụm từ và thành ngữ, người học cần đặc biệt lưu ý đến cấu trúc khi sử dụng trong giao tiếp tiếng Anh. Sử dụng sai cấu trúc sẽ khiến cho câu từ của bạn trở nên tối nghĩa và thậm chí là gây ra hiểu lầm cho người nghe. Hãy cùng tham khảo một số cấu trúc "bắt buộc" phải thuộc dưới đây:
1. Used to + V (infinitive) (thường làm gì)
2. To prefer + N/ V-ing + to + N/ V-ing (thích cái gì/ làm gì hơn cái gì/ làm gì)
3. To remember doing (nhớ đã làm gì)
4. To plan to do something ( Dự định / có kế hoạch làm gì )
5. S + V + so + adj/ adv + that + S + V ( quá… đến nỗi mà… )
6. To be/get Used to + V-ing: ( quen làm gì )
7. to be interested in + N/V-ing: ( quan tâm đến… )
8. feel like + V-ing (cảm thấy muốn làm gì…)
9. to spend + amount of time/ money + on + something (dành thời gian vào việc gì…)
10. S + V + adj/ adv + enough + (for someone) + to do something : ( Đủ… cho ai đó làm gì… )
5. Năm thì cơ bản nhất ( Buổi 17- 20 )

Ở phần ngữ pháp, bên cạnh việc nắm vững các cấu trúc thông dụng thì việc hiểu rõ cách sử dụng những thì căn bản là một điều vô cùng cần thiết. Nắm rõ 5 thì căn bản sau đây sẽ hỗ trợ ít nhiều cho các bạn trong việc thành lập câu từ, văn phong phù hợp với ngữ cảnh trong tình huống giao tiếp.
Thì hiện tại đơn
Cách Dùng:
Diễn tả 1 hành động, 1 thói quen trong sinh hoạt hằng ngày.
Diễn tả 1 chân lý, 1 sự thật hiển nhiên, những điều không ai có thể chối cãi được.
Diễn tả những tình huống mang tính bền vững và kéo dài.
Thường xuyên được sử dụng ở tiêu đề báo chí.
Cấu trúc:
* Đối với động từ thường
– Phủ định: S + do/does + not + V.
– Nghi vấn: Do/Does + S + V?
* Đối với động từ to be
– Khẳng định: S + am/is/are + O.
– Phủ định: S + am/is/are + not + O.
– Nghi vấn: Am/Is/Are + S + O?
Ví dụ:
– I read books every day.
– She doesn’t go to the cinema very often.
– Do you drink coffee in the morning?
Dấu hiệu nhận biết:
– every + khoảng thời gian
– once/twice/three times
– in the morning/in the afternoon
Thì hiện tại tiếp diễn
Cách Dùng:
Diễn tả hành động đang xảy ra ở thời điểm nói.
Diễn tả hành động đang diễn ra trong khoảng thời gian hiện tại, không nhất thiết phải diễn ra ngay tại thời điểm nói. (Diễn tả một hành động mang tính chất tạm thời).
Diễn tả hành động lặp đi lặp lại, gây khó chịu cho người nói.
Cấu Trúc:
– Khẳng định: S + am/is/are + V-ing.
– Phủ định: S + am/is/are + not + V-ing.
– Nghi vấn: Am/Is/Are + S + V-ing?
Ví Dụ:
– My father is fixing his car.
– He is not listening to me.
– Are you going to the supermarket?
Dấu hiệu nhận biết:
– Now
– At present
– At the comment
Thì hiện tại hoàn thành
Cách dùng
Diễn tả hành động đã bắt đầu trong quá khứ, còn kéo dài đến hiện tại.
Diễn tả hành động vừa mới kết thúc.
Diễn tả một trải nghiệm, kinh nghiệm trong cuộc sống.
Cấu trúc
– Khẳng định: S + has/have + V-pII.
– Phủ định: S + has/have + not + V-pII.
– Nghi vấn: Has/Have + S + V-pII?
Ví dụ
– We have known each other for 2 weeks.
– I haven’t done my homework.
– Have you finished your homework yet?
Dấu hiệu nhận biết
– For + khoảng thời gian
– Since + mốc thời gian
– Never
– Just
– Recently/Lately
– Ever
– So far/Until now/Up to now
– Once/Twice/Three times/Many times
– This is the first/second/ … time.
Thì quá khứ đơn
Cách Dùng:
Diễn tả những hành động đã xảy ra và kết thúc hoàn toàn trong quá khứ, không còn liên quan gì đến hiện tại.
Diễn tả một chuỗi các hành động đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ.
Cấu Trúc:
* Đối với động từ thường
– Khẳng định: S + V-pI.
– Phủ định: S + did not (didn’t) + V.
– Nghi vấn: Did + S + V?
* Đối với động từ be
– Khẳng định: S + was/were + O.
– Phủ định: S + was/were + not + O.
– Nghi vấn: Was/Were + S + O?
Ví Dụ:
– The kids played on the seesaw in the garden yesterday morning.
– The kids didn’t play on the seesaw in the garden yesterday morning.
– Did the kids play on the seesaw in the garden yesterday morning?
Dấu Hiệu Nhận Biết:
– In + mốc thời gian
– Yesterday
– Last
– Khoảng thời gian + ago
Thì tương lai đơn
Cách dùng
Diễn tả một hành động, một sự kiện vừa được quyết định ngay tại thời điểm nói.
Diễn tả những hành động có thể xảy ra dựa trên điều mà chúng ta nghĩ.
Cấu trúc
– Khẳng định: S + will + V.
– Phủ định: S + will not (won’t) + V.
– Nghi vấn: Will + S +V?
Ví dụ
– I’ll watch this video five times.
– I’ll talk to her but I know she won’t listen.
– What will you do later?
Dấu hiệu nhận biết
– Tomorrow
– Next
– Some day
– In
– Perhaps/Probably
6. Đàm thoại cơ bản ( Buổi 21 - 24 )

Và cuối cùng, để đánh giá xem lộ trình này có thật sự hiệu quả hay không thì các bạn phải thực hành vài cuộc đối thoại một cách thường xuyên. Bạn có thể lựa chọn người để giao tiếp ở bất kì trình độ, kể cả không phải là người bản xứ bạn vẫn có thể luyện tập và tìm ra những sai sót về mặt ngữ âm, ngữ pháp,.. của mình khi nghe người đối diện góp ý, nhận xét.
Bên cạnh đó, bạn có thể học hỏi thêm cách mà người bản ngữ sử dụng từ ngữ, cấu trúc trong cách giao tiếp thông qua việc lằng nghe những những chiếc vlog, những thước phim của họ. Hãy tìm đọc hai bài viết sau đây của TPS để có thêm thông tin nhé:
__________________________________________________________________________
Tiếng Anh thật sự không đáng sợ như bạn đã nghĩ. Chỉ cần bạn đầu tư một chút thời gian, một chút công sức, một chút nhiệt huyết và một chút kiên trì thì chắc chắn con đường "lấy lại gốc tiếng Anh" hoàn toàn không phải là điều gì đó bất khả thi. TPS rất mong các bạn có thể tìm thấy cách học phù hợp nhất cho bản thân mình thông qua bài viết này. Chúc các bạn có khoảng thời gian học tập thật vui vẻ!