CEFR CÓ PHẢI LÀ CHỨNG CHỈ QUỐC TẾ?

1. CHỨNG CHỈ CEFR LÀ GÌ?
Chứng chỉ CEFR được biết tắt bởi cụm từ Common European Framework of Reference for Languages hay còn được biết đến với tên gọi Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu. Chứng chỉ này đạt tiêu chuẩn quốc tế được dùng để đánh giá năng lực ngôn ngữ tiếng Anh của học viên thông qua kỳ thi cấp chứng chỉ. Chứng chỉ CEFR còn được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới chứ không chỉ trong lãnh thổ Việt Nam.
Theo Cambridge, khung Tham Chiếu Ngôn Ngữ Chung Châu Âu (CEFR) là một tiêu chuẩn quốc tế để mô tả khả năng sử dụng ngôn ngữ. Nó mô tả khả năng sử dụng ngôn ngữ theo 6 bậc, từ cấp độ A1 cho người mới bắt đầu, cho đến cấp độ C2 cho những người đã thành thạo một ngôn ngữ. Điều này giúp cho bất kỳ ai tham gia vào việc giảng dạy và kiểm tra đánh giá ngôn ngữ, chẳng hạn như giáo viên hoặc người học, dễ dàng thấy được trình độ của các cấp độ khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa là các nhà tuyển dụng và các tổ chức giáo dục có thể dễ dàng so sánh các bằng cấp của chúng tôi với các kỳ thi khác ở quốc gia của họ.

2. CẤU TRÚC THI CỦA CHỨNG CHỈ CEFR:
Kỳ thi tiếng Anh CEFR sẽ kiểm tra kỹ năng của học viên theo nhiều cấp độ, đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh của học viên thông qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và trình độ ngữ pháp. Do đó, cấu trúc bài thi tiếng Anh CEFR sẽ bao gồm 5 phần:
Phần 1: Kiểm tra Ngữ pháp (Grammar)
Phần thi này có 100 câu hỏi trắc nghiệm ngắn yêu cầu thí sinh tìm lỗi ngữ pháp sai, chọn từ hoặc sửa lỗi ngữ pháp…. Mỗi câu hỏi sẽ có 5 sự lựa chọn với tổng thời gian làm bài là 40 phút.
Bài thi này đòi hỏi thí sinh có trình độ ngữ pháp trung bình trở lên và tinh ý nhận ra các câu hỏi mẹo trong bài thi để tránh chọn sai đáp án.
Phần 2: Kiểm tra Kỹ năng Nghe (Listening)
Phần thi nghe kéo dài trong 20 phút với 12 câu hỏi trắc nghiệm. Đoạn ghi âm bài thi sẽ dài khoảng 3 phút, sử dụng đa dạng giọng nói như Anh – Mỹ, Anh – Úc, Anh – Anh… để giúp thí sinh làm quen với sự đa dạng trong môi trường làm việc quốc tế.
Để hoàn thành phần thi này tốt, thí sinh cần luyện nghe nhiều âm giọng khác nhau để tránh bị nhầm lẫn cách phát âm giữa các từ gần giống nhau. Đối với phần thi có đề bài mô tả hình ảnh thì thí sinh cần hình dung ra câu mô tả khi nhìn hình ảnh và chú ý đến từng chi tiết nhỏ để tránh nghe bị sót ý.
Phần 3: Kiểm tra Kỹ năng Đọc (Reading)
Thí sinh sẽ có 9 – 12 câu hỏi trong phần thi này và làm bài trong vòng 20 phút. Đề bài sẽ bao gồm 5 – 6 đoạn văn xoay quanh các chủ đề chuyên môn như thương mại, kinh tế, lịch sử… Tuy nhiên, để kiểm tra trình độ tiếng Anh từ thấp đến cao thì bài thi cũng phân cấp từ dễ đến khó. Trong phần thi đọc vẫn có đoạn văn nói về chủ đề quen thuộc như thói quen, cuộc sống, sinh hoạt…Phần thi khó sẽ yêu cầu bạn phải tư duy và suy luận để tìm ra đáp án đúng.
Do đó, để chắc chắn có điểm thi tốt trong phần thi này, bạn cần làm quen và nắm chắc điểm của phần thi dễ trước.
Phần 4: Kiểm tra Kỹ năng Viết (Writing)
Bài thi viết sẽ yêu cầu thí sinh trả lời một chủ đề trong 15 phút. Chủ đề của bài thi chủ yếu tập trung vào hai dạng đề:
+ Đặt câu dựa trên bức tranh cho trước (Write a Sentence Based on a Picture) nhằm đánh giá vốn từ vựng, trình độ ngữ pháp của thí sinh.
+ Viết một bài luận để trình bày quan điểm (Write an Opinion Essay) nhằm đánh giá cách sắp xếp, tổ chức trong bài luận của thí sinh.
Phần 5: Kiểm tra Kỹ năng Nói (Speaking)
Thí sinh sẽ nhận được câu hỏi theo chủ đề và hoàn thành bài thi trong vòng 5 phút. Thông qua bài thi này, giám khảo sẽ đánh giá cách phát âm, trọng âm, ngữ điệu, vốn từ vựng, ngữ pháp, khả năng phản xạ và cách đặt câu sao cho logic với chủ đề của thí sinh.
Thí sinh chỉ được trả lời một lần và cần nói to rõ để giám khảo nghe hiểu và đánh giá tốt hơn cho bài thi. Để thi tốt phần thi này, bạn cần phải luyện tập nói nhiều lần để làm quen với cách phát âm tiếng Anh và phát âm tự nhiên hơn.

3. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ CHỨNG CHỈ CEFR?
Thông thường, để lấy được chứng chỉ CEFR trung cấp, bạn cần dành thời gian để học tập và kiên trì rèn luyện 4 kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nói. Không giống như thi TOEIC 2 kỹ năng, CEFR yêu cầu cả 4 kỹ năng và chỉ cấp chứng chỉ khi kết quả thi đạt tối thiểu 50/100 và không có phần thi nào dưới 30% điểm số.
Bạn cần phải nỗ lực rèn luyện, tham khảo trước cấu trúc đề thi, từng phần thi để nắm rõ yêu cầu. Sau đó tiến hành ôn luyện theo các đề thi năm trước, hoặc các sách ôn thi. Tuy nhiên, việc tự học sẽ dẫn đến nhiều nguyên nhân bỏ lỡ giữa chừng như chán học, lười học, dễ phân tâm hoặc nghiêm trọng nhất không phát hiện ra lỗi sai của mình.

4. TẠI SAO NÊN THI CHỨNG CHỈ CEFR?
Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có chỉ rõ:
“Tài liệu phục vụ giảng dạy và học ngoại ngữ trên thế giới hiện nay rất đa dạng, phong phú và được cập nhật, thay đổi thường xuyên. Tuy nhiên, phần lớn các bộ giáo trình học tiếng Anh đều được thiết kế dựa trên các khung đánh giá trình độ và các chuẩn trình độ được thế giới công nhận rộng rãi, như Khung trình độ chung Châu Âu (CEFR)”
CEFR – Tiêu chuẩn đánh giá khả năng giao tiếp
Chứng chỉ CEFR không chỉ đòi hỏi người học ngôn ngữ phải nắm vững những kiến thức và kỹ năng để có thể giao tiếp thành thạo, mà còn bắt buộc người học phải luyện tập đầy đủ số giờ tối thiểu để hoàn thành một cấp bậc. Sau đây là số giờ tối thiểu mà người học phải hoàn thành trước khi muốn đạt được chứng chỉ:
A1: 90 – 100
A2: 180 — 200
B1: 350 — 400
B2: 500 — 600
C1: 700 — 800
C2: 1,000 — 1,200
Vậy nên, nếu một người đạt được chứng chỉ CEFR, bạn hoàn toàn chắc rằng người đó đã luyện tập rất nhiều giờ và đạt được yêu cầu giao tiếp mà mức độ đó đặt ra.
CEFR – Thang đo trình độ ngoại ngữ được nhiều doanh nghiệp chọn
CEFR với những tiêu chuẩn chặt chẽ và kết quả của chứng chỉ gần như phản ánh trình độ người học một cách khách quan, chính xác nhất, nên ngày nay càng nhiều doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia lựa chọn tiêu chuẩn CEFR để đánh giá mức độ thành thạo ngôn ngữ của nhân viên.
Và với mong muốn trở thành trung tâm tiếng Anh hàng đầu dành cho doanh nghiệp và người đi làm, TPS đã quyết định lựa chọn tiêu chuẩn CEFR trở thành thước đo đào tạo cũng như nguồn tài liệu để cung cấp cho học viên.
CEFR – Chứng chỉ giao tiếp tương đương IELTS hay TOEIC
Nếu như các chứng chỉ IELTS hay TOEIC, thường chỉ có giá trị hai năm thì chứng chỉ CEFR có giá trị vĩnh viễn, điều này giúp người học thoải mái và không gò bó về thời gian phải ôn luyện lại theo chu kỳ bao nhiêu năm một lần.
Người đi làm là những người luôn bận rộn với công việc, nên việc cứ nhớ thời gian hai năm một lần để đi ôn luyện và thi lại chứng chỉ khác thường rất bất tiện. Chính vì lẽ đó, với mục tiêu tiết kiệm thời gian tốt nhất cho người đi làm nhưng các nhà tuyển dụng vẫn đánh giá được chính xác nhất năng lực của nhân viên, Axcela đã chọn chứng chỉ CEFR để đào tạo.

LỜI KẾT:
Có thể nói, các cấp độ CEFR giúp người sử dụng ngôn ngữ tự đánh giá và xác định rõ hơn những gì họ cần làm để đạt được mục tiêu học ngôn ngữ của mình. Đặc biệt, trong bối cảnh thực trạng bằng cấp tại Việt Nam, CEFR càng được tin tưởng hơn nhờ vào tính thực tiễn mà nó mang lại. Chính vì lẽ đó, sở hữu cho bản thân một tấm bằng ngoại ngữ CEFR hoàn toàn là một lựa chọn sáng suốt cho những ai đang trên con đường theo đuổi và chinh phục việch học ngôn ngữ. Chúc các bạn thành công!