top of page

10 LƯU Ý QUAN TRỌNG CHO PHẦN THI IELTS SPEAKING

Đã cập nhật: 20 thg 9, 2022



Phần thi SPEAKING hay xưa giờ chúng ta thường gọi là thi vấn đáp, là một trong những phần dễ gây mất bình tĩnh nhất vì bạn phải mặt đối mặt với bạn giám khảo để trả lời các câu hỏi về nhiều chủ đề khác nhau. Nói chính xác hơn đó là phần thi kiểm tra năng lực ngôn ngữ của bạn trong giao tiếp với ba phần tất cả, thường sẽ kéo dài 11 đến 14 phút:


  • Part 1 - Phần giới thiệu và phỏng vấn: giám khảo sẽ chuẩn bị 12 câu hỏi ngắn, trong đó ít nhất 7 câu hỏi sẽ được hỏi trong bài thi với thời gian từ 4-5 phút. Các chủ đề thường được hỏi trong phần thi này là Work, Family, Home life, Personal interests,...

  • Part 2 - Phần miêu tả/ kể về một chủ đề nhất định: bạn sẽ được đưa một tờ giấy chứa topic của bài nói và các câu hỏi gợi ý để bạn dễ dàng phát triển ý tưởng của mình. Bạn có 1 phút để viết dàn ý1-2 phút để trình bày bài nói của mình.

  • Part 3 - Phần thảo luận: ban giám khảo sẽ hỏi bạn các câu hỏi liên quan đến chủ đề vừa trình bày ở Part 2.




Và để làm tốt các phần thi được đề cập ở trên, TPS đã đúc kết ra 10 lưu ý sau đây dành cho các bạn.


1. Tâm lý vững vàng


Mặc dù bạn đã luyện tập rất nhiều trước khi bước vào phòng thi nhưng lo lắng và thiếu tự tin là những điều có thể xảy ra. Điều bạn cần nhớ đó là “ Hãy cố hết sức trả lời những gì mình đã học được, và giám khảo ở đây là để giúp bạn có một bài thi tốt nhất chứ không phải để phỏng vấn bạn bằng những câu hỏi khó nhằn”. Uống một ngụm nước, hít một hơi thật sâu và tự tin bước vào phòng thi nhé.




2. Đừng học thuộc câu trả lời


Giống như việc đi thi mà lật tài liệu vậy, bạn cứ nghĩ thầy cô sẽ không biết nhưng họ biết cả đấy. Điều đó cũng tương tự như việc bạn học thuộc các câu trả lời mẫu, đặc biệt là phần Part 1. Do đó, hãy trả lời câu hỏi một cách tự nhiên bằng chính lời văn của mình thông qua những kiến thức học được là một điểm cộng rất lớn trong phần thi này đấy.


3. Trả lời đúng trọng tâm


Để tránh lan man cũng như mất quá nhiều thời gian nhưng vẫn chưa vào vấn đề chính thì bạn nên nhớ “ Hãy trả lời trực tiếp vào trọng tâm câu hỏi”, sau đó triển khai ý bằng cách đưa thêm giải thíchví dụ.


Ví dụ: Giám khảo sẽ hỏi câu “ Who do you get on best with your family? Why?

Bạn đừng trả lời rằng “ Well, family is important to everyone and you know there are 5 people in my family. We often eat out on the weekend, and my mom always asks me where we should go. So I think I get on well with my mom.”. Đây là một câu trả lời quá dài dòng và câu trả lời lại không đầy đủ. Điều này sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến điểm của bạn

Bạn chỉ cần trả lời “ I get on well with my mom, of course because she’s very relaxed and also because we like the same things”. Đây là một câu trả lời vừa đúng trọng tâm, vừa đầy đủ cả về ý lẫn thời gian.


4. Mở rộng câu trả lời


Ngược lại với việc trả lời quá lan man như mục 3 thì có một vài trường hợp lại trả lời quá ngắn gọn như:

“ Who are you most like in your family?”

Câu trả lời: “ I think I am very similar to my brother”


Hãy cố gắng mở rộng câu trả lời bằng cách đưa ra lý do tại sao hoặc một ví dụ liên quan đến câu hỏi. Vì khi bạn trả lời quá ngắn giám khảo sẽ nghĩ bạn không thể đưa ra được một câu trả lời dài và chi tiết hơn, điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đánh giá về số điểm của bạn.

Bạn có thể trả lời câu hỏi trên như sau “ I’m not sure, but I think I am very similar to my brother. For example, we both have dark hair and very similar faces.”


5. Dùng các cụm từ sau khi bạn cần thời gian để suy nghĩ câu trả lời


Đừng chỉ im lặng khi bạn cần thời gian để suy nghĩ câu trả lời. Sau khi nghe xong câu hỏi, bạn cần thời gian để xử lý thông tin và sắp xếp các ý. Do đó, những cụm từ/ câu sau đây là gợi ý tuyệt vời cho bạn.

  • To be honest, I haven’t thought about that before.

  • That’s an interesting question.

  • Well, I suppose…

  • How I can explain?

  • I guess…

  • Let me see…


6. Hãy hỏi lại giám khảo khi bạn chưa rõ câu hỏi


Điều này là hoàn toàn được phép, đặc biệt là trong Part 3 các câu hỏi sẽ phức tạp hơn, do đó để hiểu câu hỏi một cách rõ ràng bạn có thể hỏi lại nếu cần thiết. Và dưới đây là các mẫu câu hữu ích bạn có thể sử dụng trong tình huống này.

  • When you say “ technology”, do you mean…?

  • Sorry, I’m not sure what “ gadget” means. Could you explain it in another way, please?

  • Could you please explain what “ gadget” means?

  • Sorry, I don’t understand the question. Could you explain?

  • Could you repeat the question, please?

  • Sorry, would you mind repeating the question?


7. Đừng lo lắng khi giám khảo ra hiệu để dừng bạn trong khi trả lời câu hỏi


Như đã đề cập ở trên, bạn chỉ có 11-14 phút cho cả 3 Parts, do đó giám khảo kiểm soát thời gian rất chặt chẽ cho từng phần. Nếu bạn vẫn đang trả lời mà giám khảo dừng bạn lại thì điều đó không có nghĩa là bạn đã làm gì sai, mà họ chỉ muốn tiếp tục với những câu hỏi tiếp theo mà thôi. Do đó, trong quá trình luyện tập tại nhà bạn hãy canh thời gian để có thể điều chỉnh câu trả lời thật tốt nhé.


8. Sử dụng ngữ điệu để bài nói trở nên tự nhiên hơn


Hãy tưởng tượng bạn kể một câu chuyện về chuyến đi nghỉ mát vào tuần vừa rồi cho bạn bè nghe, nhưng chẳng mấy ai hứng thú vì giọng của bạn không có nhịp điệu lên xuống dẫn đến nhàm chán cho người nghe. Và trong tiếng Anh cũng thế, hãy luyện ngữ điệu để những câu trả lời của bạn trông có vẻ tự nhiên hơn mà không quá giống việc học thuộc rồi trả bài một cách máy móc nhé. Và để luyện được tốt kỹ năng này TPS xin giới thiệu đến bạn 50 kênh Youtube rất hữu ích trong việc luyện nói và nghe tiếng Anh dưới đây.



9. Đừng lo lắng về kiểu giọng tiếng Anh mà bạn đang nói


Tiếng Anh được xem là một trong những ngôn ngữ quốc tế phổ biến nhất hiện nay, nhưng trên thế giới mỗi quốc gia lại có kiểu giọng khác nhau, người ta gọi đó là ACCENT. Và giám khảo cũng hiểu được sự đa dạng của các kiểu giọng, do đó bạn hãy tự tin thể hiện những kiến thức học được qua kiểu giọng của mình. Nhưng cần lưu ý rằng, bạn cần phải nhấn đúng trọng âm và chú ý về mặt ngữ điệu để giám khảo vẫn hiểu được những gì bạn đang nói.


10. Eye- contact ( tương tác với giám khảo)


Trong quá trình tham gia phần thi Speaking, bạn nên giữ trạng thái vui vẻ và thoải mái. Cùng với đó là Eye- contact với giám khảo khi trả lời câu hỏi. Đừng nhìn trái, nhìn phải, nhìn lên trần nhà hay nhìn xuống bàn vì điều đó thể hiện bạn thiếu tự tin vào câu trả lời của mình và gây ấn tượng không tốt với giám khảo. Bạn hãy nghĩ giám khảo như một người bạn bản xứ để bạn có thể luyện nói tiếng Anh, như vậy bạn sẽ cảm thấy bớt căng thẳng hơn.


SPEAKING là phần thi khó có thể nói là dễ hơn hay khó hơn các phần thi khác vì nó phụ thuộc vào mỗi cá nhân. Tuy nhiên, dù là bất cứ ngôn ngữ gì thì vấn đáp vẫn là một kỹ năng quan trọng, do đó TPS khuyên rằng bạn hãy luyện tập thật nhiều, thật nhiều để không chỉ có kết quả cao trong kỳ thi IELTS mà còn có nhiều cơ hội tốt trong cuộc sống. Love!


10 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

IELTS BAND 8+

IELTS BAND 7+

IELTS BAND 6+

bottom of page